Sau đây tôi sẽ tạo một project nhấp nháy
led thời gian delay là
1 giây sử dụng proteus
để mô phỏng.
- Sơ đồ mạch :
- Code chương trình.
int ledPin = 9;
void setup() {
pinMode(ledPin, OUTPUT);
}
void loop() {
digitalWrite(ledPin, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(ledPin, LOW);
delay(1000);
}
- Giải thích chương trình.
int ledPin = 9;
Khai báo một giá trị biến integer là ledPin = 9.
void setup()
{
{
pinMode(ledPin, OUTPUT);
}
}
Trong Arduino
sketch cần phải có hàm
setup() và loop() nếu không có
thì chương
trình báo lỗi.
Hàm Setup() chỉ chạy một lần
kể từ khi bắt
đầu chương trình. Hàm này có chức năng thiết
lập chế độ
vào, ra cho các chân digital hay tốc độ
baud cho giao tiếp Serial...
Cấu trúc của hàm pinMode() là như sau:
pinMode(pin,Mode);
pin : là vị trí chân digital.
Mode: là chế độ vào ( INPUT), ra (OUTPUT).
Lệnh tiếp theo.
pinMode(ledPin, OUTPUT);
Lệnh này thiết lập
chân số 9 trên board là chân ngõ ra (OUTPUT). Nếu không khai
báo “ int ledPin = 9; ” thì bạn có thể viết cách sau nhưng ý
nghĩa không thay đổi:
pinMode(9, OUTPUT);
Bắt buộc khai báo một hàm loop() trong Arduino IDE. Hàm này
là vòng lặp vô hạn
void loop()
{
{
digitalWrite(ledPin, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(ledPin, LOW);
delay(1000);
}
Tiếp theo ta sẽ phân tích
hàm digitalWrite( ledPin,
HIGH); lệnh này có
ý nghĩa là
xuất ra chân digital
có tên là ledPin
( chân 9) mức cao
( HIGH), mức
cao tướng ứng là 5 volt.
delay(1000);
Lệnh này tạo một khoảng trễ với thời gian là 1 giây. Trong
hàm delay() của IDE thì
1000 tương ứng với 1 giây.
digitalWrite(ledPin, LOW);
Cũng giống như
digitalWrite( ledPin, HIGH); lệnh
này xuất ra chân ledPin mức thấp
(LOW) tức là 0 volt.
Và tiếp tục là một hàm delay().
Như vậy chúng
ta có thể thấy chương
trình sẽ thực
hiện tắt sáng
led liên tục không
ngừng trừ khi ta ngắt nguồn.Ai chưa có thư viện mô phỏng cho Arduino trên Protues thì download Tại Đây nha !
EmoticonEmoticon